dangthieuquang

Archive for Tháng Sáu, 2007|Monthly archive page

Ronin

In Uncategorized on Tháng Sáu 24, 2007 at 12:11 sáng

Đây là câu truyện kể về sự báo thù của 47 Ronin (Samurai vô chủ). Năm 1701, hai lãnh chúa Asano Takumi-no-Kami Naganori và Kamei Sama được lệnh chuẩn bị tiếp kiến hoàng đế. Họ được dạy những nghi thức hoàng cung bởi Kira, một vị quan lớn. Ông này do không được ăn đủ của đút nên cáu và đối xử với họ tệ bạc, cũng như không chịu dạy họ một cách nghiêm túc. Kamei Sama bị chọc giận trước, và đã sẵn sàng cho Kira một dao, song người nhà của ông này, trước tình cảnh đó đã biếu Kira một khoản lớn và dàn xếp mọi chuyện. Thế là Asano lãnh đủ mọi sự tức giận của Kira, phần lớn là vì ông đã không ‘theo gót’ người đồng liêu của mình. Không kiềm chế được, ông đã rút dao đâm Kira, song chỉ làm lão này bị thương. Tuy nhiên, việc tấn công một vị đại quan ngay gần Edo là hành động phạm thượng. Asano phải thực hiện Seppuku (mổ bụng tự sát) và tất cả tài sản của ông bị tịch thu.
Trong hơn 300 samurai dưới trướng của Asano, 47 người lãnh đạo bởi Oishi Kuranosuke Yoshio đã bí mật thề với nhau là sẽ trả thù cho chủ của họ (mặc dù hành động này bị cấm). Tuy nhiên, họ quyết định sẽ chờ cho đến lúc Kira mất cảnh giác, và tạm thời giải tán. Bản thân Oishi về Kyoto
và bắt đầu lui tới quán rượu và nhà thổ. Một hôm, ông say và ngủ giữa đường, ngườiqua đường cười nhạo ông và một trong số đó, không kiềm được tức giận đã đá vào mặt ông. Không lâu sau đó, vợ Oishi trách ông về sự nhẫn nhục quá đáng này, ông đuổi vợ về quê ngay lập tức và mua một cô hầu thay thế. Tất cả những tin tức này được chuyển tới tai Kira. Hắn cho rằng với một thủ lĩnh như thế, samurai nhà Asano toàn một lũ ăn hại và mất dần cảnh giác. Trong khi đó, những ronin còn lại đã tập trung ở Edo và dưới những vỏ bọc như thương nhân hoặc thợ, họ tìm hiểu thông tin về nơi ở của Kira. Một người thậm chí còn cưới con gái của người xây nên ngôi nhà để biết cấu trúc bên trong của nó. Năm 1702, khi đã tin chắc rằng Kira đã mất cảnh giác và mọi thứ đã sẵn sàng, Oishi rời Kyoto, Ông tổ chức một cuộc gặp bí mật ở Kyoto và ấn định ngày hành động lần cuối. Sáng ngày 14/12/1702. 47 Ronin tấn công biệt thự của Kỉa, họ chia thành hai nhóm bao vây ngôi nhà. Sau một cuộc chiến với lính gác, họ tóm được Kira nấp sau tủ áo. Mặc dù họ muốn Kira tự sát theo đúng tinh thần Samurai, hắn quá sợ hãi và cuối cùng họ phải lấy chỗ đội nón của hắn.Sau khi việc trả thù đã xong, Ronin trẻ nhất được gửi đi Ako(đất cũ của Asano) để thông báo việc trả thù đã xong. 46 người còn lại tiến tới đền Sengakuji, nơi đặt thi hài Asano. Họ dùng đầu Kira tế trược mộ Asano, rồi đi đầu thú. Việc trả thù của 47 Ronin gây ra nhiều cuộc tranh cãi về số phận của họ bởi lẽ tuy họ đã phạm pháp, việc làm này theo đúng tinh thần Samurai. Cuối cùng Shogun ban cho họ được tự sát thay vì bị xử trảm. 46 Ronin thực hiện nghi thức Seppuku vào 4/2/1703. Họ được chôn trước ngôi mộ của Asano. Ronin thứ 47 trở về từ Ako được Shogun tha thứ. Ông sống đến 78 tuổi và sau đó cũng được chôn cạnh những người đồng chí của mình. Ngoài ra, người đã đá vào mặt Oishi khi ông say cũng tới. Ông này xin tha thứ trước mộ Oishi vì đã lầm tưởng ông không xứng là một Samurai. Sau đó, ông tự sát và cũng được chôn cạnh các Ronin.

Hết. Vừa viết vừa dịch mất hai ngày, mệt quá.

Kensin – Đăng trên www.aikidovjccshudokan.net -> Văn hóa Nhật Bản, Những góc nhìn đa diện

Còn đây là bộ phim cùng tên lấy cảm hứng từ truyền thuyết RONIN :

Năm người đàn ông và một phụ nữ không hề quen biết gặp nhau trong một kho hàng hóa tại ngoại ô Paris. Nhiệm vụ của họ là đoạt lấy chiếc vali nhỏ chứa đựng một thứ bí mật.

Năm người đàn ông chính là những cựu binh của cuộc chiến tranh lạnh sinh sống nhờ dịch vụ bí mật do họ hùn vốn làm ăn. Còn người phụ nữ Ireland thì lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm. Trong một thế giới nơi mà sự trung thực bị đem ra mua bán và sự phản bội là phong cách sống, thì một hạng người khủng bố mới, giết người không ghê tay xuất hiện. Cuộc chiến tranh lạnh có thể đã kết thúc, nhưng lại tạo nên một nhóm giết thuê bí mật mà những tay chuyên nghiệp vốn là những cựu binh họp lại cùng hành động với nhau. Họ thực hiện những công việc kiểu như theo dõi, trinh sát và cả tấn công người khác.

Năm người đàn ông với tên gọi Ronin được triệu tập tới Paris dưới yêu cầu của một khách hàng bí ẩn cùng một nhiệm vụ nguy hiểm: ăn cắp một chiếc vali tuyệt mật. Điều tưởng chừng chỉ là một cuộc gặp mặt đơn giản đã nhanh chóng trở thành một cuộc rượt đuổi chết người, bởi cũng có những băng nhóm mafia khác theo đuổi mục đích này. Họ phải đối đầu với những tên mafia thực thụ được trang bị vũ khí tận răng và vô cùng nguy hiểm. Liệu sự khôn ngoan và kinh nghiệm chinh chiến có giúp họ sống sót và hoàn thành nhiệm vụ?

Những cảnh quay bí ẩn, những pha hành động rất thực, những pha rượt đuổi bằng ô tô không cần nhờ sự can thiệp của kỹ xảo, nhanh và hiệu quả, và cuối cùng là dàn diễn viên hoàn hảo đã tạo nên nét hấp dẫn của bộ phim.

Ronin là bộ phim thứ tư mà đạo diễn Frankenheimer thực hiện tại Pháp. Ông muốn tác phẩm được thu trực tiếp, không kỹ xảo, không có giá trượt dành cho camera. Ông cũng cấm dùng “mẹo” đối với tốc độ quay của camera. Và để giải quyết vấn đề này, nhà sản xuất đã phải gọi cho những tay lái chuyên nghiệp (theo cách của TaxiTaxi 2). Điều đó cho phép đạo diễn quay phim với những chiếc xe ở vận tốc 160km/giờ trong đường hầm Halles. Tổng cộng đã có hơn 300 xe được sử dụng trong những cảnh quay ngo
i cảnh.

Ronin đã được kỳ vọng sẽ vượt qua của những bộ phim chủ đề về các cuộc rượt đuổi bằng ô tô như The French Connection hay To Live and Die in Los Angeles của đạo diễn Friedkin. Frankenheimer muốn tạo nên một từ vựng mới trong cuốn từ điển của những sự rượt đuổi trên đường phố.

Ronin cho phép các diễn viên đạt được mức cát-xê kỷ lục (riêng Robert De Niro thu về 14 triệu USD). Bộ phim được thực hiện hoàn toàn ở Pháp, tại các thành phố như Paris, Cannes và Arles với tổng kinh phí là 70 triệu USD. Trong quá trình quay, đã có lần Ronin phải dừng lại vì De Niro bị cảnh sát Paris bắt giữ. Nam diễn viên này phải chứng thực cho một vụ việc liên quan tới gái gọi. Nhưng sau khi điều tra kỹ càng, anh đã được trả tự do.
Minh Thủy – Phimanh.net

Lỗ thủng lịch sử

In Uncategorized on Tháng Sáu 23, 2007 at 11:46 chiều

Mình search tên mình trên Google thấy ngay bài thơ này của ông bạn, vui phết !
Nhân thể khai quật các thông tin về mình trên mạng, lại có bài này chả hiểu ai viết từ bao giờ, vứt luôn vào đây. Mình không ngờ chui rúc kỹ thế mà vẫn có người nhớ đến cái tên mình. Nổi tiếng phết nhỉ. Tiếng tăm nó cứ gọi là nổi lềnh phềnh trên dòng nước lờ đờ ấy. Dưới đây là những bài đó :

Lỗ thủng lịch sử -thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh

Nhiều khi hắn thấy dương vật hắn đang ở Sàigòn,

Đầu hắn ở Hà Nội

Và tay chân thì rơi rụng đâu đó ở Sóc Trăng

Buổi sáng ở miền Trung, trưa ở miền Nam,

Chiều ở miền Bắc, tối ở miền Tây

Ly cà phê nhìn ra tháp Rùa đắng như máu hắn

Cơn điên rồ chùa Mã Tộc, ngày tháng bạc Kênh Xáng

Những người đàn bà Miên, ôi vóc dáng màu da muộn phiền biết bao nhiêu!

Những sợi khói như những cái thòng lọng dụ hắn treo cổ

Nhiều khi trong mơ thấy mình đã chết. Xác thối, diều cắt quạ tha. Hắn khoái trá cho điều ấy!

Linh hồn hắn treo đâu đó trên một cọng lông háng của em gái Hải Phòng làm điếm ở Trung Quốc

Lảm nhảm ở Vĩnh Long, bợ đít ở Cần Thơ, dạng háng ở Cà Mau,

Cạo mặt ở Bạc Liêu, quắn như điên ở Hà Khẩu, động cỡn ở Sa Pa, say ở Lào Cai

Miệng còn kêu Đặng Thiều Quang, hãy chết đi Quang!

Chửi rủa ở Huế, cúng bái ở Quảng Bình, bắc cặc đái ở Mỹ Sơn và đi ỉa ở Hội An

Đụ trên sông Thu và bú lồn trên sông Hương

Khạc nhổ trên sông Gianh, rượt đuổi chém nhau trên sông Hàn

Khinh bỉ nòi Việt trên sông Hồng, miệt thị giống Hoa trên sông Nậm Thị

Hắn cắt mọi khoanh đời dấu vào tác phẩm

Những suy nghĩ non tơ đã kịp mọc tóc trong hộp sọ rắn như đá của hắn

Bản chất hắn là Cộng sản, là Cộng sản!

Hắn cười cợt méo mó như một lỗ thủng của lịch sử

Hoảng loạn và kinh sợ khi hắn phát hiện ra mình vẫn sống mà làm việc với những xác chết

Đi đứng ngoằn nghèo như ma trơi, linh hồn quỉ nhập tràng luôn dụ khị hắn làm những trò mê cuồng và quái đản

Hắn muốn làm tình với Nguyễn Thị Thu Huệ – Hắn tàn bạo điều đó

Hắn muốn hiếp Lê Thị Mỹ Ý – Hắn thèm muốn điều đó

Hắn không nứng trước Phan Thị Vàng Anh – Hắn khẳng định điều đó

Hắn yêu Ly Hoàng Ly – Hắn mãi tôn thờ điều đó

Hắn sợ hãi lỗ nẻ của Vi Thùy Linh – Hắn khiếp hãi điều đó

Nhân loại chui ra từ háng – Hắn quả quyết điều đó

Dân tộc Việt là một dân tộc mê lồn – Hắn xác tín điều đó

Nhưng khi hắn cần dương vật thì hắn biết bỏ quên ở Sài gòn

Hắn cần đầu thì mới hay vứt ở Hà Nội

Hắn cần khua khoắng chân tay thì đã rụng rơi đâu đó ở Cà Mau

Trong giấc mơ hắn không rõ hắn đã nói điều gì với Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang

Dạng háng! Hãy dạng háng!

Hắn kêu lên với những tiếng của lỗ đít…

Sàigòn, 12.200

Nhiều tác giả đoạt giải văn học bỏ nghề

Ngoại trừ Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thanh Hà, Đỗ Bích Thủy đã thành danh và vẫn đang viết khỏe, phần lớn các cây bút sau khi đoạt giải Tác phẩm Tuổi Xanh, giải thưởng văn học dành cho tác giả nghiệp dư trẻ, đều làm những công việc không dính dáng gì đến văn chương.

Cây bút Nguyễn Vĩnh Tiến được trao giải khuyến khích năm 1991 với truyện ngắn Con chó hư bây giờ là kiến trúc sư trẻ của Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị VN. Với Tiến, “mỗi ngày là một bình minh khác, không phong cách, không trường phái, không quá nặng nề về thơ”, anh tâm sự. Hiện Tiến đã có gia đình cùng tác phẩm lớn nhất là một bé gái.

Các tác giả từng có duyên với Tác phẩm Tuổi Xanh dường như có duyên với nghề… bán cà phê. Đặng Thiều Quang, Lưu Sơn Minh là những ví dụ. Quang không được suôn sẻ như Nguyễn Vĩnh Tiến. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, đoạt giải năm 1994 với truyện ngắn “Nàng lọ lem phố nghèo”, anh trải qua những ngày lao đao để kiếm sống. “Năm 1999 có lẽ là thời gian kiến trúc hơi khó khăn, tôi bỏ nghề chuyển sang… bán cà phê”, anh nói. Giờ đây trình độ pha cocktail của anh đã đạt tới mức phù thuỷ. Bỏ kiến trúc, sách văn học, niềm đam mê viết lách của Quang dần nhường chỗ cho việc lao đầu vào đọc các sách dạy nghệ thuật pha chế cocktail.

Còn những tác giả nữ được giải Tác phẩm Tuổi Xanh thì lại được biết đến nhiều hơn ở phương diện báo chí như Lê Thị Thu Thuỷ, Khánh Phương…

(Theo Tiền Phong)

VĂN HỌC & CUỘC SỐNG

Văn học cho thiếu nhi: SOS!

Phim ảnh, ca nhạc, games… xâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của thiếu nhi, văn hóa đọc đứng trước nguy cơ bị mai một. Việc đi tìm “đầu ra” cho các sáng tác văn học thiếu nhi trở nên cấp thiết hơn bao giờ…

Vài năm nay, số tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi xuất bản không nhiều. Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng chủ yếu vẫn tái bản các tác phẩm văn học thiếu nhi của những nhà văn có tên tuổi. NXB Trẻ thì dựa vào các cu
ộc vận động sáng tác để giải quyết “đầu vào” là chính. Về thực trạng văn học thiếu nhi hiện nay, Nhà văn Nguyễn Trí Công, Ủy viên hội đồng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI, nhận định: “Hiện nay, sáng tác văn học cho thiếu nhi có thể gói gọn trong ba chữ: Còn bỏ ngỏ! Tác phẩm viết ra không có tiếng vọng lại. Người ta hầu như không màng ngó tới”.

Phải nhìn nhận rằng hoạt động sáng tác văn học cho thiếu nhi những năm gần đây có dấu hiệu chùng xuống, thể hiện rõ ở con số ít ỏi về tác giả và tác phẩm. Trong tổng số hơn 300 hội viên Hội Nhà văn TP.HCM, chỉ có khoảng 20 người theo đuổi con đường văn học thiếu nhi, mà đa số họ đều đã bước vào độ tuổi ngũ, lục tuần.

Nhà văn Trần Hoài Dương gần 40 năm chuyên viết cho thiếu nhi, tâm sự: “Viết cho các em cần có một tấm lòng trong sáng. Nếu viết để kiếm tiền thì không nên chọn văn học thiếu nhi. Tôi biết rất nhiều nhà văn hiện nay coi mảnh đất văn học thiếu nhi là nơi ghé qua tí cho vui chứ họ không mặn mà gì! Qua nhiều cuộc thi sáng tác văn học cho thiếu nhi, có một số tác giả nổi lên nhưng chỉ đứng được ở vài tác phẩm nhất định. Không mấy ai viết cho các em được dài hơi, nhất là lớp nhà văn trẻ”.

Chị Phan Hồn Nhiên, nữ nhà văn gắn bó tâm huyết văn học thiếu nhi hiện công tác tại báo Sinh viên – Hoa học trò, cho biết: “Từ năm 1998, sáng tác văn học gửi về tòa soạn báo Mực Tím và Hoa học trò thưa hẳn đi. Sáng tác cho thiếu nhi rơi vào khoảng lặng. Bút nhóm Hương Đầu Mùa đã tan rã. Bút nhóm Vòm Me Xanh vẫn duy trì… nhưng có lẽ hiện giờ không có nhiều cây bút tài năng như trước nữa. Bản thân tôi suốt hơn một năm lặn lội đến các trường phổ thông, đại học… vẫn không thể tìm được cây bút nào tạm gọi là có triển vọng. Đội ngũ ít đi, chất lượng tác phẩm lại không cao nên việc không có được những sáng tác hay cho các em cũng là dễ hiểu”.

Đội ngũ các cây bút trẻ sáng tác cho thiếu nhi ở TP.HCM hiện nay chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Nguyễn Ngọc Thuần có thể xem là một “hiện tượng” trong “làng” văn học thiếu nhi khi anh có những tác phẩm thực sự xuất sắc, được thiếu nhi cả nước say mê như Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, Nhện ảo… Đặng Thiều Quang từng là cây bút viết rất tốt trong bút nhóm Hương Đầu Mùa. Ở anh, người ta thấy hội đủ phẩm chất của một nhà văn viết cho thiếu nhi chuyên nghiệp nếu anh tiếp tục trau dồi ngòi bút. Rất tiếc về sau, anh đã bỏ hẳn văn chương để trở thành một kỹ sư xây dựng.

Phan Hồn Nhiên hiện vẫn duy trì sức viết, nhưng công việc bề bộn của một phóng viên, biên tập viên đã chiếm của chị hầu hết thời gian. Nguyễn Thị Châu Giang thì dường như dành trọn niềm đam mê cho hội họa. Phan Thị Vàng Anh luôn luôn bận rộn với công việc của một biên tập viên mảng sách Y học ở NXB Trẻ. Hải Miên, cây bút nổi danh một thời, giờ là phóng viên kỳ cựu của một tạp chí lớn ở TP.HCM, cho biết: “Viết cho các em, với mình là đam mê, hạnh phúc, làm sao có thể bỏ được. Phải tranh thủ viết bất cứ lúc nào có thể. Mình đang có dự định về tác phẩm mới nhưng chưa bắt tay vào viết được. Có lẽ đành chờ sang năm”.

Sáng tác văn học cho thiếu nhi quả là ít hấp dẫn hơn những lĩnh vực khác. Có những nhà văn cả đời viết cho thiếu nhi nhưng chẳng mấy ai biết tên tuổi. Trong khi đó, có những người chỉ viết cuốn tiểu thuyết duy nhất đề cập đến một vấn đề “nóng hổi” nào đó của xã hội đương đại, lập tức được dư luận chú ý. Để cho ra đời một tác phẩm văn học có giá trị, nhà văn phải bỏ nhiều thời gian và công sức, nhưng rồi phải đợi một vài năm sau mới có thể xuất bản được. Nếu tác phẩm in 2000 bản với mức giá 12.000 đồng/bản thì số tiền nhuận bút khoảng 2,5 triệu đồng. Nhuận bút thấp khiến nhà văn không thể “sống” được bằng nghề của mình.

Cũng có những nhà văn có nguồn thu nhập chính từ sáng tác văn học cho thiếu nhi, nhưng số này rất hiếm. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một trường hợp đặc biệt. Tác phẩm của anh trong thời kỳ nào cũng được bạn đọc thiếu nhi hoan nghênh. Bộ Kính vạn hoa của anh, được NXB Kim Đồng “đặt hàng” và đỡ đầu về mọi mặt, đã đem lại cho anh nguồn doanh thu khổng lồ. Trong bối cảnh thị trường sách thiếu nhi đang bị áp đảo bởi truyện tranh nước ngoài như hiện nay thì số bản in của Kính vạn hoa (từ 15.000 đến 20.000 bản/1 tập) quả là con số “trong mơ”…

Nhìn vào “cơn sốt” Harry Poster ở Anh để thấy rằng, việc đầu tư quảng bá tác phẩm văn học thiếu nhi ở nước ta còn chưa được chú trọng. Hiện nay, báo chí dành quá ít đất cho văn học thiếu nhi. Ở những tờ báo chuyên viết cho thiếu nhi như Khăn quàng đỏ, Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong…, tác phẩm văn học thiếu nhi cũng chỉ được đăng tải thưa thớt, thiếu chọn lọc. Ở những tạp chí chuyên về văn chương như Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Văn … họa hoằn lắm vào dịp Tết Thiếu nhi 1/6 hay Tết Trung thu mới dành hẳn một vài trang cho sáng tác văn học thiếu nhi. Ở những tờ nhật báo, các mục Tin sách, Tin văn nghệ, Sách mới… cũng ít khi đưa tin về tác phẩm mới dành cho thiếu nhi. Có lẽ một phần do phóng viên không chú trọng lắm, một phần do các NXB thiếu chú ý khâu tiếp thị, quảng cáo sách VHTN.

Theo VietNamNet

Nghệ thuật bày đặt

In Uncategorized on Tháng Sáu 22, 2007 at 9:54 sáng

Mấy hôm trước có đợt không khí lạnh về làm phố phường mát mẻ hẳn đi. Những cơn mưa gió chẳng to lắm nhưng cũng làm xao xác mấy hàng cây sấu và xà cừ dọc Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu…

Lơ đãng trên đường về cuối giờ chiều, những cơn gió báo hiệu trận mưa sắp đến, đã cảm thấy bầu không khí mát lạnh và ẩm ướt. Lẽ ra mau mau chóng chóng về tránh cơn mưa thì mình lại nhẩn nha nấn ná tận hưởng cảm giác dễ chịu này. Đường Nguyễn Tri Phương chạy dài những hàng cây cổ thụ, và dòng người xe vội vã lướt qua. Những chiếc lá cây lăn trên mặt đường, gió cuốn xoay chúng như một cơn lốc nhỏ, lẫn trong đó là một búi rác cứ lăn tròn như còng gió. Có lẽ đó là một cái tổ chim bị rớt xuống. Mình lơ đãng nghĩ thầm. Ngày xưa mình mê mẩn đi tìm những chiếc tổ chim như thế này lắm, bỏ cả giấc trưa hè đi lang thang khắp xó xỉnh theo những đàn chim sẻ, chim ri, chim chích… Nhiều trận đòn của bố cũng chẳng chừa. Thật kỳ lạ những chiếc tổ chim nho nhỏ được đan khéo léo và công phu, chỉ với cái mỏ cùng với sự kiên nhẫn đáng ngạc nhiên, lũ chim miệt mài tha rác về xây cho chúng một tổ ấm đúng ý nghĩa ban đầu của nó.

Tung cánh chim tìm về tổ ấm

Nơi sống bao ngày giờ đầm ấm

Nhớ lúc chia ly ngại ngùng bước chân đi

Luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh …

Bố mình hay hát bài “Ngày về” này từ hồi xa xưa, thuở chẳng có đài đóm gì, mình thuộc bài này từ hồi ấy. Cho mãi đến khảng năm 94 – 95 gì đó mới lần đầu tiên nghe băng cát – xét nhạc tiền chiến bản này lần đầu.

Lan man quá, suýt quên mất cái tổ chim. Nghĩ thế nào đi hết đường Nguyễn Tri Phương mình quay lại nhặt cái tổ chim mang về, chả biết để làm gì nữa. Cái tổ chim trống rỗng, chẳng có dấu hiệu gì là lũ chim đang sử dụng cái tổ này. Có lẽ nó là một cái tổ từ năm ngoái đã bị bỏ đi.

Nhà có một cây khế trồng trong chậu trên sân thượng, mình đem cái tổ chim gá tạm lên đó, biết đâu có đôi chim nào đó mới cưới chưa mua được căn hộ chung cư đến dùng tạm, nhỉ? Mấy năm trước bọn chim sâu rất thích vào nhà mình cư trú ở vườn treo gần phòng khách, vui phết, ríu ra ríu rít.

Vợ mình chắc sẽ bảo: “Dào ôi , khéo bày đặt!”

Tại sao không?

In Uncategorized on Tháng Sáu 13, 2007 at 2:04 chiều

Đã từ lâu, tôi không còn hy vọng tìm được một cuốn sách hay để có thể khoái trá đọc đi đọc lại nữa, nhất là tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết nói riêng và truyện các loại của các nhà văn VN nói chung. Những cách tân trong văn chương là không đáng kể, nó không thuyết phục, không tạo nên sự thích thú và một trào lưu mới cho người viết lẫn gu mới cho người đọc. Vâng, tôi công nhận mình là một kẻ ưa hình thức trong văn chương. Tôi thích những giọng văn lôi cuốn, những câu chuyện bịa đặt hư ảo đầy dữ dội. Tất cả những gì mà cuộc sống hiện thực này cho là phi lý điên rồ và không thể thì tôi chờ đợi nó trong thế giới của văn chương và điện ảnh.

Theo một cách nào đó, tất cả chúng ta đều muốn trở nên khác đi. Chúng ta yêu mến nhân vật chính trong phim, vì đó chính là chúng ta, được thực hiện những cuộc phiêu lưu nho nhỏ để quên một buổi tối tẻ nhạt nào đó, hay nói cho đúng ra là cuộc sống tẻ nhạt của mình. Yêu ghét thù hận phản kháng hay lãng mạn, kết thúc có hậu hay day dứt và ám ảnh… Những cái đó chỉ đến với chúng ta trong phim ảnh và văn chương.

Hoặc những loại hình giải trí đa phương tiện như hiện nay đã sản sinh ra các gamers của game online, thế giới ảo trên internet, các Bloggers, Commenters, Hackers, các members của các forum thượng vàng hạ cám. Hầu như ai cũng biết cách chạy trốn hiện thực, chạy trốn những ước muốn không thành hiện thực, chạy trốn áp lực, chạy trốn bản thân, theo một cách nào đấy .

Với những bạn bè, tôi lắng nghe vô số bi kịch buồn cười của họ và tự hỏi: ” Đến bao giờ họ mới kể cho mình những điều hay ho hơn đây chứ? Sao họ không tiếu ngạo giang hồ một chút để thấy tất cả đều chỉ là thoảng qua như gió núi mây ngàn…”

Đôi khi, trong những lúc hoang mang, tôi không biết mình muốn gì, tôi viết. Tôi viết nhiều, đủ thứ, hầu hết là nhảm nhí. Và tôi nhận ra cái mà tôi muốn chính là viết, và có lẽ, là cái tốt nhất mà tôi có thể làm. Viết thật nhiều. Với tiết tấu của câu chữ, chúng đẩy tôi tới từng cảm giác qua các giai đoạn khác nhau trong quá khứ hay những hình dung về tương lai, cái mà không một ai trong chúng ta biết trước, hay về tiến trình không thể đảo ngược của khái niệm thời gian, cái khó định nghĩa nhất. Chúng ta không định nghĩa được thời gian, thời gian định nghĩa chúng ta với những gì chũng ta có thể làm trong quãng thời gian ngắn ngủi mà chúng ta đi ngang qua cuộc đời này, chúng ta không thể dừng lại, nếu đã viết, phải viết như điên loạn, như thể không còn gì để mất, tiết tấu câu chữ cùng những hình thức khác nhau của văn bản vì thế rất quan trọng, nó là bằng chứng mô tả về người viết, về cái thực tại khó nắm bắt mà anh ta tồn tại, anh ta tư duy, anh ta để lại dấu vết bằng những lỗi ngữ pháp hay cố tình phá bỏ ngữ pháp để tạo nên một cảm giác gần giống như cái mà anh ta cảm nhận.

Cầm cuốn sách nào đó lên và đọc thử một trang, tôi đã biết nó có phải là thứ tôi muốn đọc hay không.

Một lần nữa nói về những người cầm bút (tạm gọi là nhà văn chính thống đi) và chất lượng văn chương xuất bản đều đều hiện nay, tôi đánh giá cao những gì họ đã không làm. Bởi vì những gì họ đã thử làm thì không phải là đều tốt cả, nói toẹt ra là như cứt, không bằng mấy bloggers âm thầm viết nhăng cuội lại được giới trẻ online hưởng ứng.

Nhưng dù sao, tôi vẫn còn một chút niềm tin rằng có một số người đang chờ một thời điểm xuất phát để bắt đầu cuộc chơi của mình, cuộc chơi kỳ diệu nhất, phiêu lưu nhất đời mình. Những người viết theo lối cổ điển chỉ cần một cây bút tốt và vài trang giấy trắng, những người viết lách thời @ cần một đường truyền ADSL. Bạn chọn kiểu nào? Hãy bắt đầu chơi cuộc chơi!

Tại sao không phải là bây giờ?

Why not?

Ngày ấy chưa xa

In Uncategorized on Tháng Sáu 13, 2007 at 1:18 chiều

Đó là ngày mưa tầm tã, bầu trời ủ dột tỏa một thứ ánh sáng nhợt nhạt qua ô kính cửa sổ. Trong căn phòng trên gác hai một căn nhà cổ vốn là biệt thự của viên chức thời Pháp, với chiếc lò sưởi tắt ngấm. Trống trải, không thắp điện, ẩm mốc, thiếu vắng hơi người. Tôi buồn bã nằm trên gác xép áp mái, ở trên đó nghe mưa rơi cảm nhận nó rõ hơn, mưa bị gió xô dào dạt từng đợt qua mái nhà. Có biết bao hạt mưa, nhưng tôi không bỏ sót hạt nào, chúng thấm qua lòng tôi với nỗi đau buồn trải dài về phía chân trời mịt mờ trắng xóa. Và tôi ngạc nhiên vì lòng mình hóa ra là trống rỗng nên bao nhiêu giọt mưa đều rơi qua đó cả và tan biến vào hư vô.

Đó là một đêm trắng, bầu trời lác đác vài vì sao nhỏ bé le lói. Tôi thức trắng đêm để ngắm chúng mà không làm gì khác. Thứ ánh sáng xanh huyễn hoặc ấy đã quyến rũ tôi, chúng dường như nhấp nháy nhắn gửi những thông điệp thân tình cho tôi. Chúng tôi trò chuyện rất lâu về thế giới của những tinh cầu anh em ở xa lắc xa lơ.

Nhớ bài thơ Mai sau của Đinh Phạm Thái

Em ơi chiều đã muộn rồi

Hoàng hôn xin tím một trời biệt nhau

Chỉ là cát bụi mà đau

Nói chi muôn triệu tinh cầu chơi vơi

Ước mai sau nước mắt trời

Lại buông hai giọt ra đời hai ta

Thế nhưng trong số đó có những vì sao ở cách xa hàng tỉ năm ánh sáng đang nói với tôi những câu chuyện của hàng tỉ năm trước. Như bộ phim tài liệu về thuở hồng hoang vượt qua không gian và thời gian để đến với tôi, liệu lời tri âm tri kỷ của tôi có tới nơi, là những vì sao đó, sau khi tôi biến mất khỏi thế gian này.

Hay đó là một buổi sáng đẹp trời. Nắng nhạt với gió nhẹ lành lạnh. Tôi đứng ngơ ngác giữa đường phố tấp nập để mơ màng về một cô gái, về một cánh đồng hay một thế gian chỉ có hai người. Và tôi bỗng nghĩ đến sự bất tử. Chắc cả thế gian này đều muốn điều đó, kể cả hoa Phù Dung.

Lạc Long Quân đem tôi về xuôi, nhưng giữa đường tôi bỏ trốn vì quyến luyến mẹ Âu Cơ. Tôi ở lại với núi rừng. Ngày tháng qua đi, mẹ tôi giờ đây chỉ còn trong ký ức mờ nhạt. Những dịu dàng vỗ về thuở ấu thơ đôi khi hiện về trong những giấc mơ hay những miền hoang tưởng êm đềm, những ước mơ trong giấc chiêm bao. Tôi nghe núi rừng kể về mẹ tôi. Tôi nghe những áng mây kể về biển cả, về cha tôi và những người anh em. Tôi bắt đầu thèm khát biển cả, những gì tôi chưa biết đến trên thế gian này, biển cả ngày càng choán chỗ và xâm chiếm lòng tôi.

Đến một ngày, tôi tìm thấy bờ biển. Đại dương là như vậy sao? Tôi sợ hãi không thấy bờ bến nào ngoài hòn đảo tôi đang đứng, vây quanh tôi là đường chân trời. Cơn khát đại dương vẫn cào xé trong lòng. Tôi vục mặt xuống nước biển. Cơn khát càng dữ dội, có lẽ tôi phải uống cạn nước của tất cả các đại dương mất. Vị mặn chát này thật là…

Nhưng lẽ ra tôi nên ở lại với mẹ Âu Cơ, để mãi mãi là đứa trẻ được dịu dàng vỗ về như ngày nào vừa chui ra khỏi bọc trăm trứng. Tôi nhớ, ngày ấy chưa xa …

wikimapia

In Uncategorized on Tháng Sáu 13, 2007 at 12:29 chiều

Tôi không có ý định viết một câu chuyện, kể lại một sự kiện, hay là một điều gì đó na ná như thế. Thực ra thì tôi cũng chẳng biết vào đầu như thế nào, và cũng không rõ sẽ viết cái gì ra đây.

Trước hết tôi muốn kể về tấm bản đồ đang trải rộng trên mặt bàn trước mặt tôi, nó tỏa ra một thứ ánh sáng lờ nhờ. Thành phố của chúng ta đấy. Nơi mà chúng ta đang sống đây mà. Con quái vật rộng lớn có những mạch máu chằng chịt, thành phố là thế đấy, là một tấm mạng nhện khổng lồ, hay giống như cái gọi là bản đồ, không ảnh, ảnh vệ tinh Google Earth, Wikimapia… Còn chúng ta là những con thiêu thân say ánh sáng hoa lệ đô thành, say danh vọng tiền tài, say rượu ngon gái đẹp giai xinh, say thuốc lắc hay cái là cái quỷ quái gì nữa có trời mới biết được, tóm lại là chúng ta đã lao vào cái bẫy này – Cái mạng nhện khổng lồ này.

Tôi biết nhiều ngóc ngách của thành phố. Giờ đây dưới ánh sáng lờ nhờ từ tấm bản đồ, tôi đang kiểm chứng điều đó. Nếu tôi thích thú việc này thì bởi vì nó không phải là bản đồ Paris, London, hay New York… những nơi tôi chưa từng đặt chân đến. Tôi thích tấm bản đồ này vì nó là thành phố tôi đang sống- Hà Nội.

Tôi biết nhiều ngóc ngách của nó, chưa nhiều đến mức thành ma xó, nhưng đủ nhiều để rỗi hơi viết lách vớ vẩn kiểu như thế này. Tôi nhận ra các con đường lớn nhỏ trên bản đồ mà mình đã đặt chân đến. Mọi thứ chính xác đúng như nó tồn tại. Tôi hoàn toàn yên tâm thấy thành phố này là của mình, dịu dàng như những mảng màu nhạt trên tấm bản đồ. Tôi thích nó. Phức tạp và phong phú như các màu sắc đánh dấu các khu vực, các quận này nọ, hay các ký hiệu phân bố dày đặc ở khu trung tâm, nó khiến tôi nhớ đến những hoạt động náo nhiệt, ánh đèn điện, xe cộ… Một không khí rất đô thị và quyến rũ. Tôi thích nó. Tôi say sưa đến tột độ. Và tôi chợt nhận ra mình đã bị lừa dối.

Tôi không biết phải nói về sự dối trá, về cái bẫy mạng nhện kia đã tóm lấy tôi như thế nào hay bằng cái cách nào nữa. Bởi vì sự thật là gì? Sự thật là tôi đang làm cái trò ngớ ngẩn quái quỷ gì thế này? Tôi đang say sưa ngắm cái bản đồ. Chỗ này là bưu điện, chỗ kia là công viên… Thế rồi tôi nhận ra việc này thật ngu xuẩn.

Có một lần rất lâu rồi, tôi được xem một bức không ảnh chụp từ máy bay với tỷ lệ 1/5000. Có nghĩa là 1cm trên bản đồ tương đương 5000cm (50m) trong thực tế. Chiếc ô tô dài 5m thì trên ảnh chỉ còn 1mm- nom như một con kiến vậy. Còn người ngợm đi đi ngoài phố ấy à, chừng bỡ ngỡ bơ vơ hơi nhiều nếu biết rằng cố soi kính lúp may ra thấy mình chỉ còn là một cái chấm tí xíu bằng đầu kim! Tôi nhớ đến chiếc trực thăng chụp ảnh hồi đó hay bay đi bay lại trên khu vực này. Chính nó đã chụp những bức ảnh đen trắng mà tôi đã xem, và có lẽ có cả tôi trong những bức ảnh đó. Cái đầu tôi, mái tóc tôi, đôi vai gầy của tôi, tấm áo mà tôi đã mặc, con đường mà tôi đi lúc bức ảnh được chụp, ánh nắng hôm đó, những tán cây bên đường… cuộc đời tôi nữa… Tất cả chỉ còn tấm ảnh đen trắng kia là bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của tôi ngày hôm đó. Và than ôi, may lắm tôi chỉ là một chấm tí xíu bằng đầu kim trong bức ảnh đó, không thể nhận ra giữa muôn vàn cái chấm khác, muôn vàn cái tôi khác cũng đã từng lọ mọ trên đời này. Tấm ảnh được chụp là để cục bản đồ, sở địa chính, sở quy hoạch, hay là một cơ quan nào đó sử dụng để theo dõi, đối chiếu, vẽ lại và cập nhật, kiểm soát tốc độ xây dựng nhà cửa chóng mặt ở Hà Nội kể từ những năm 90 đến nay. Cũng có thể nó được chụp để phục vụ quân sự quốc phòng gì đó. Tuyệt nhiên không phải là chụp để lưu giữ khoảnh khắc của một thằng rỗi hơi như tôi, với những suy ngẫm và liên tưởng kiểu này. Nhưng kệ chứ, tôi đã có tấm ảnh đó. Vấn đề là là làm sao nhận ra được mình trong vô số những đầu tăm, đầu kim và bầy kiến hỗn độn kia trong tấm ảnh ấy chứ? Tôi nghĩ vậy và chợt đau nhói trong tim. Có bao giờ bạn thấy đau lòng khi những chiếc máy bay lượn ngang bầu trời thành phố? Và hành khách với phi công thì chẳng hề biết đến bạn, rằng bạn đang chen chúc giữa đám đông, giữa bầy kiến kim nhân loại đang hối hả tha mồi, với đôi mắt mệt mỏi nheo nheo dõi theo ánh bạc của chiếc phi cơ trên bầu trời xanh.

Tuyết Trắng

Anh biết chiều nay em anh buồn lắm
Đã hẹn nhưng chẳng thấy bóng anh sang
Khi nắng cổng trường soi bước em
Khi chiều kéo lại bao nhiêu nhớ thương
Khi đường bay chờ anh tung cánh sắt.

Đây áo bay màu xanh xanh như tình ái
thắt lại khăn ấm chính em đan
khi gió quay cuồng sau cánh bay
con tàu thét gầm cho tim ngất ngây
phi đạo chạy dài anh cất cánh bay lên.

Ngả nghiêng cánh chim
con tàu sẽ rời, rời xa thành phố rồi
mây giăng thật thấp
mây đan lụa trắng
mây pha màu nắng.

Vượt cao vút cao
mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần
tuyết ơi xin nhuộm
trắng trong tâm hồn em gái nhỏ tôi thương.

Khi nắng chiều đi không gian chợt tối
xóa nhòa vùng tuyết trắng mông mênh
Anh ước sao tình mình như tuyết trinh
cho dù chúng mình không gian cách chia
cho dù tuyết trắng đã chìm trong màn đêm.

Không đâu bỗng dưng tôi nhớ đến một bài hát cũ kỹ ngày xưa của Trần Thiện Thanh. Thật chả ra làm sao cả . Một cảm giác buồn rầu dâng lên. Một cảm giác đếch Yomost chút nào các bạn ạ. Ta thật là nhỏ bé và vô nghĩa trong cuộc đời này. Nắng vẫn vàng hoe trên những tán lá. Dòng đời và dòng người nối đuôi nhau vô tận. Nhưng cũng không hoàn toàn như vậy. Tôi thở dài vì tôi buồn cho những suy nghĩ của tôi, đôi chút ngượng ngùng nữa.

Tôi dẹp tờ bản đồ sang bên, dẹp luôn trạng thái hẫng hụt của mình lại. Tôi bắt đầu xem xét quả địa cầu bằng nhựa. Bây giờ thì loài người lại sống tua tủa quanh trái đất như gai mít, như quả chôm chôm. Điều này có vẻ buồn cười. Nhưng tôi không
thể cười được, bởi vì dù sao đi nữa tất cả mọi người đều tin rằng mình đang đứng thẳng trên mặt đất.

Tôi mua một chiếc diều và vào công viên thả. Có rất nhiều trẻ con chơi diều trong đó, bọn chúng nhìn tôi với con mắt thích thú, người lớn nhìn tôi xa lạ. Nhưng tôi thích thả diều. Họ không thích và không tiêu hó được cảnh một anh bạn đầu băm đít ơ kìa chơi diều một mình, anh ta đâu còn là cháu bé nhi đồng thối tai nữa.

Nếu bạn download phần mềm Google Earth về hay đơn giản bạn vào www.wikimapia.org xem những bức ảnh vệ tinh, bạn sẽ thấy cả thế gian trong túi. Công nghệ NASA cho phép bạn tìm hiểu bất cứ một đỉnh núi xa xôi hay một thành phố nhỏ bé nào đó của một quốc gia nào đó mà thậm chí bạn còn chưa nghe tên bao giờ. Tất cả đều được cập nhật khá chính xác, với hình ảnh 3 chiều có chất lượng đồ họa khá cao và chính xác, tôi có thể tìm ra được hình ảnh nóc nhà của mình trong đó. Bạn có thể bấm vào đây để xem thêm những bức ảnh vệ tinh thú vị.

Bạn sẽ thấy thế gian thật rộng lớn, vĩnh hằng. Thật tươi đẹp. Và có thể bạn sẽ thấy cuộc sống này của mình nhỏ bé và ngắn ngủi biết bao.

Đợi

In Uncategorized on Tháng Sáu 13, 2007 at 10:31 sáng

Tôi không chờ đợi điều gì ở ngày mai

Ngày hôm nay đã là quá đủ

Ừ đất phù du nước phù du và hoa phù dung

Tôi không đợi được nữa rồi

Và hôm nay thời điểm này

với những thứ lộn xộn này

cuộn cước rối hay trăm mối tơ vò

Những gì chưa tới

Là màn đêm đen sâu hoắm trên cao

Là lặng câm những mặt người buồn bã

Là lã chã nước mắt rơi không có nguồn cơn

Nước mắt ư có còn ai khóc

khóc còn cho ai

Thôi đành ráo hoảnh quay đi

Ô thân cò ô lũy tre

Còn trong đó trong máu thịt buồn quanh

Cô quẩn bước đi chân lại trượt về làng

Vơ vẩn hát

Vẫn ca dao

Những hình dung

In Uncategorized on Tháng Sáu 13, 2007 at 10:07 sáng

Thời gian dài hơn những hình dung nhưng ngắn hơn tất cả. Tôi dài hơn chính tôi không đo nổi một khoảnh khắc đời mình.

Hơi thở hít tôi vào lồng ngực sinh tồn để tôi thoi thóp bằng một chút nhân loại

Một chút thôi đã phát tởm

Một chút thôi đã đầy ứ và ngắc ngứ

Tôi không đo nổi một chút đời mình

Nên tôi đi tìm ai đó

Cho tôi

Cho vơi

Cho dài ngắn vài mảnh đời tung tóe

Có ai đó không?

Không ai cả

Trên trời cao vời vợi

Thiếu màu xanh

Trần ai bụi bặm

Vắng bóng loài người

Sang trang mới

In Uncategorized on Tháng Sáu 8, 2007 at 8:05 sáng

Thế là HookCafe lại sang trang mới , vẫn là hội quán cho dân câu thôi , nhưng uplevel cho nó thêm một chút . Lắp điều hòa , làm thêm cái phòng trà . Nói chung , vẫn là nơi tụ tập cho các của nợ . Cu em Quyền cá cảnh kế tục sự nghiệp của Quang cá quả , mong đồng chí đi theo con đường cách mạng mà Đảng đã chỉ lối . Chỉ cần nhớ cẩn thận đừng đi lạc , nhất là đừng đi theo địch là được .

Nói chung cứ đi là thành đường thôi mà .

Con đường QcQ đã đi như thế nào ? Bài học rút ra là gì ?

Hôm nào rảnh sẽ viết sau.